Nông nghiệp thanh hóa – Vtown Vietnam đã tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn, giúp bạn có góc nhìn đa chiều hơn. Nào chúng ta bắt đầu thôi
Việc kinh doanh
Nông nghiệp Thanh Hóa quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023
Năm 2023, nền kinh tế được dự báo còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành nông nghiệp vẫn đặt mục tiêu giá trị gia tăng toàn ngành chiếm từ 3% trở lên. Việc tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất tập trung gắn với chế biến, xây dựng thương hiệu nông sản, đẩy mạnh chuyển đổi số… là những giải pháp căn cơ cho ngành nông nghiệp, cũng là đã đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm nay.
Thanh Tam-Thanh Van
01.02.2023 20:34
ĐỌC – 2:07
- giọng miền nam và miền bắc
- giọng nữ bắc
- giọng miền Nam
- giọng nữ miền nam
aA
aA
aA
Thời gian hiện tại 0:12
/
3:18
Tự động
- 1080p
- 720p
- 480p
- 360p
- Tự động
Năm 2023, ngành nông nghiệp Thanh Hóa xây dựng kế hoạch chi tiết để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế. Đồng thời, tích tụ, tập trung 7.100 ha đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Mục tiêu lũy kế đến hết năm 2023, tổng diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đạt trên 49.000 ha, tạo điều kiện thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ để tăng sản lượng, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất.
Hiện toàn tỉnh đã hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị như: vùng lúa, ngô thâm canh; vùng mía, sắn nguyên liệu; vùng cây ăn quả tập trung; vùng cây thức ăn chăn nuôi; vùng nuôi trồng thủy sản…Đây là điều kiện quan trọng để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Đến nay, Thanh Hóa đã phát triển được hơn 1.200 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Sự đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp sẽ góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở các địa phương, mở rộng diện tích liên kết sản xuất, chế biến.
Hiện Thanh Hóa đã có 236 sản phẩm OCOP, trong năm 2023 này, toàn tỉnh đặt mục tiêu phát triển thêm 120 sản phẩm OCOP. Đây là cơ hội để mỗi địa phương tiếp tục phát huy thế mạnh của từng sản phẩm lợi thế vùng miền, thay đổi tư duy từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô lớn và liên kết chuỗi, tạo thành vùng hàng hóa đảm bảo nguồn cung cho thị trường, tăng giá trị kinh tế nông nghiệp.
Năm 2023 dự báo kinh tế nói chung, lĩnh vực nông nghiệp nói riêng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng với nhiều giải pháp đồng bộ, những hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả gắn với quá trình chuyển đổi số, kinh tế số sẽ tiếp tục được nhân rộng, tạo ra những bước đột phá mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
Nguồn: Bản tin Thời sự tối ngày 1/2/2023
Kommentar
ngành nông nghiệp mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp công nghệ cao giá trị kinh tế
ý kiến độc giả
gửi ý kiến
Bình luận
Xem thêm bình luận
thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Kinh tế
- DDCI Thanh Hóa
- Doanh nghiệp
- Cơ hội đầu tư
- Hội nhập quốc tế
- Khu kinh tế Nghi Sơn
- Sao mai Group
Vụ xuân 2023, ngành nông nghiệp Thanh Hóa phấn đấu tổng diện tích gieo trồng đạt 192.000 ha
(Baothanhhoa.vn) – Sáng 18-11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị triển khai phương án sản xuất xuất vụ xuân 2023. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, đơn vị liên quan, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và các huyện, thị xã, thành phố.
EmailInTweet Facebook
Cập nhật: 16:17 18.11.2022
- {tiêu đề}
Sáng 18-11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị triển khai phương án sản xuất xuất vụ xuân 2023. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, đơn vị liên quan, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và các huyện, thị xã, thành phố.
Toàn cảnh hội nghị.
Theo phương án sản xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, vụ xuân 2023, toàn tỉnh gieo trồng 192.000 ha, sản lượng lương thực phấn đấu đạt 789.000 tấn. Trong đó: Diện tích lúa 113.000 ha, năng suất 64 tạ/ha, sản lượng 723,2 nghìn tấn; diện tích ngô 14.000 ha, năng suất 47 tạ/ha, sản lượng 65,8 nghìn tấn; lạc 6.000 ha, năng suất 22 tạ/ha, sản lượng 13.200 tấn; rau các loại 15.000 ha và cây trồng khác 44.000 ha.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Văn Cường phát biểu tại hội nghị.
Vụ xuân 2023, dự đoán các đợt rét đậm, rét hại tập trung trong thời kỳ từ nửa cuối tháng 12-2022 đến hết tháng 1-2023, có khả năng xuất hiện các hiện tượng băng giá và sương muối trong các tháng chính của mùa đông. Bên cạnh đó, giá vật tư đầu vào vẫn còn ở mức cao, liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ còn ít. Thị trường giống, vật tư nông nghiệp và nông sản biến động thất thường…
Đồng chí Hoàng Viết Chọn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại hội nghị.
Vì vậy, để hoàn thành được mục tiêu về diện tích, năng suất, sản lượng, các đại biểu tham dự hội nghị đã thảo luận các giải pháp thực hiện. Theo đó, trên cơ sở điều kiện thực tế, các địa phương cần xây dựng phương án sản xuất, giao chỉ tiêu cụ thể đến các xã, thị trấn, đề ra các giải pháp thực hiện cụ thể.
Đại diện lãnh đạo Chi cục Thủy lợi phát biểu tại hội nghị.
Nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của các Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, các Hợp tác xã trong công tác khuyến nông; phòng trừ sâu bệnh, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp có kế hoạch cung ứng đủ giống, vật tư, phân bón cho nông dân đảm bảo chất lượng, số lượng, kịp thời vụ, giá cả hợp lý. Bố trí cơ cấu giống cây trồng và thời vụ phải phù hợp để tạo quỹ đất, thời gian cho sản xuất vụ mùa và vụ đông. Mặt khác, Chi cục Thủy lợi và các công ty quản lý và khai thác công trình thủy lợi cần tập trung sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi bị hư hỏng, hồ chứa để đáp ứng kịp thời cho sản xuất. Trước mắt, phối hợp với các địa phương thực hiện tốt công tác ra quân làm thủy lợi mùa khô; nạo vét kênh mương nhằm phát huy tốt năng lực tưới của các công trình.
Vụ xuân năm 2023, toàn tỉnh đặt mục tiêu gieo trồng 15.000 ha rau màu các loại.
Đồng thời, tập trung thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật thâm canh nông nghiệp và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đẩy mạnh tích tụ, tập trung ruộng đất đi đôi với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn. Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất…
Le Ngoc
Lê Ngọc
Từ khóa: Văn hóa xuân Phát triển sản xuất nông nghiệp Sản lượng
{tên} – {thời gian}
Trả lời
{thân hình}
{tên} – {thời gian}
{thân hình}
Bình luận
0 bình luận
Xem thêm
Ý KIẾN CỦA BẠN (1000 KÝ TỰ)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
EmailPrinttwitter facebook
Cập nhật: 16:17 18/11/2022
Các tin nhắn đã đăng
-
Hôm qua 09:21 sáng
Thọ Xuân quyết liệt giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư bằng quỹ đất
-
8:39 sáng hôm qua
Cung cấp kiến thức marketing thực tế cho nhiều doanh nghiệp tại TP Thanh Hóa
-
09:04 18.11.2022
Sôi động các hoạt động chào mừng 15 năm ngày thành lập Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam
-
Nâng cao hiệu quả quản lý rừng, bảo vệ và phát triển bền vững rừng
-
Công ty Dược phẩm Tâm Bình gặp gỡ và tri ân Nhà thuốc tỉnh Thanh Hóa
-
HTX là nhân tố quan trọng góp phần phát triển nông thôn mới
-
Trên công trường ĐZ 110kV Nga Sơn và TBA, ĐZ 110kV Bỉm Sơn Nga Sơn
-
Xây dựng huyện Như Thanh phát triển vững mạnh toàn diện
-
Phiên họp thứ ba Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông – vận tải
-
Đầu tư dự án Trung tâm chăn nuôi vịt công nghệ cao tại xã Thanh Lâm
-
Toàn tỉnh xây dựng được 97 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh
-
Tác dụng của gai xanh với đất phù sa