Vải Kaki là chất liệu được sử dụng phổ biến nhất và được nhiều người tiêu dùng trên thế giới lựa chọn.Vậy chất liệu này là gì? Có những đặc tính nổi trội nào? Hãy theo chân Coolmate tìm hiểu nhé!
1. Vải kaki là gì?
Vải kaki là chất liệu vải được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc trên toàn thế giới. Tất cả các loại vải kaki được dệt từ cotton hoặc sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp. Loại vải này có tính chất nổi bật là bền, mát, không nhăn, co giãn tốt tuy nhiên nó cũng khá cứng và dày.
2. Nguồn gốc vải kaki
Từ giữa thế kỉ thứ 19, vải kaki đã có mặt tại Ấn Độ. Vào thời điểm đó, hầu hết quân phục của lính Anh được làm từ vải len. Do điều kiện khí hậu quá khắc nghiệt cùng với quân phục khi đó không phù hợp và đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lí chiến đấu của quân lính. Vì vậy, Harry Bernett Lumsden đã sử dụng chất vải mỏng, nhẹ, có màu nâu đất để may quân phục. Và đó chính là nguồn gốc của loại vải này.
Ngày nay, vải kaki là một chất liệu khá quan trọng trong ngành may mặc, từ những sản phẩm bình dân cho đến sản phẩm cao cấp nhất đều được sử dụng chất vải này.
3. Quy trình sản xuất vải kaki
Bước 1: Tiến hành thu hoạch bông
Công đoạn đầu tiên là thu hoạch bông, những quả bông chất lượng nhất sẽ được chọn lọc để thu hoạch. Người thợ cần phải tỉ mỉ, thận trọng trong khi thu hoạch và đặc biệt là lựa chọn những xơ bông có chất lượng tốt nhất. Tiếp đến, các nguyên liệu được chọn phải có kích cỡ bằng nhau, màu sắc giống nhau và phải được loại bỏ các tạp chất như hạt, bùn đất, bụi,… Sau đó bông sẽ được chuyển đến công đoạn tiếp theo.
Bước 2: Kéo sợi
Sau khi thu hoạch và phân loại, các quả bông xơ sẽ được kéo sợi. Trong công đoạn này, các sợi bông xơ sẽ được đem đi đánh rối và xử lý tiệt trùng để tạo thành các tấm phẳng bằng nhau. Tiếp theo, các sợi sẽ được đem đi kéo thô để tăng chiều dài sợi và tạo độ bền. Cuối cùng để hoàn thiện công đoạn này, sợi phải qua quá trình hồ sợi dọc. Sau đó, sử dụng hồ tinh bột, tinh bột biến tính và chất nhân tạo bọc quanh sợi để tăng độ bền cho sợi và độ bóng cho vải.
Bước 3: Tiến hành dệt vải
Sau khi trải qua quá công đoạn trên, sợi kaki được đem đi dệt bằng máy theo phương thức kết hợp sợi dọc và ngang. Loại vải này sẽ được dệt theo kiểu vân chéo nằm nghiêng với hai mặt đối nhau về hướng chéo. Vì vậy, vải thường dày nhưng khá mềm mượt.
Tiếp theo, vải kaki sau khi dệt sẽ được đun ở áp suất và nhiệt độ cao trong dung dịch hóa học cùng các chất phụ gia. Quá trình này sẽ khiến một số tạp chất còn xót lại ở vải bị loại bỏ. Sau đó, vải được đưa vào công đoạn làm bóng để các sợi cotton nở hơn tạo điều kiện cho quá trình nhuộm diễn ra dễ dàng hơn, đảm bảo về chất lượng màu cho vải.
Bước 4: Nhuộm màu
Vải được làm trắng để mang đi nhuộm màu. Sợi vải sẽ được sử dụng thuốc nhuộm để tăng khả năng bám màu. Quá trình nhuộm được tiến hành nhiều lần với các loại thuốc khác nhau về thành phần, công dụng. Sau mỗi lần nhuộm, vải sẽ được giặt để loại bỏ tiếp các tạp chất và hóa chất còn xót lại.
Tiếp đến, vải kaki được đưa vào công đoạn làm mềm để giúp tăng độ bền, chống co nhăn, tạo hiệu quả tốt nhất cho sản phẩm. Cuối cùng, vải sẽ được vận chuyển đi tiêu thụ hoặc chuyển sang khâu thiết kế.
4. Đặc điểm của chất liệu vải kaki
Ưu điểm
-
Độ bền tương đối cao, ít nhăn và không bị xù lông:
Vải kaki là một trong những loại vải đươc đánh giá có độ bền cao nhất trên thị trường tiêu dùng hiện nay. Mặt khác, với cấu trúc tương đối chắc chắn nên việc bị nhăn nheo là điều khó có thể xảy ra và đặc biệt không bị xù lông nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng những sản phẩm được thiết kế từ chất liệu vải này.
-
Thoáng mát và dễ chịu:
Vải kaki có khả năng thoáng khí và thấm hút cao vì vậy khi sử dụng bạn sẽ cảm thấy khá mát mẻ. Bên cạnh đó, đa số các sản phẩm được làm từ vải kaki không gây bó sát vào cơ thể, tạo được cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người sử dụng.
-
Thân thiện với môi trường:
Đa số các nguyên liệu làm nên vải kaki đều có nền tảng từ thiên nhiên và có khả năng tự phân hủy khi không sử dụng nên rất an toàn cho hệ sinh thái và sức khỏe của người tiêu dùng.
Trong quá trình sản xuất vải, người thợ thường cho thêm một số chất hóa học vào để cho quá trình nhuộm màu được dễ dàng hơn. Thế nên, vải kaki thường có màu sắc đa dạng, khó phai màu và phù hợp với đa số người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Nhược điểm
-
Không phù hợp với các thiết kế cầu kì:
Đa phần các loại vải kaki khá cứng và có độ co giãn kém. Mà các thiết kế cầu kì luôn đòi hỏi nhiều chi tiết khó với độ cầu kì cao. Vậy nên vải kaki không dùng cho các thiết kế cầu kì mà chỉ dùng để làm ra những trang phục đơn giản, phù hợp với thị trường tiêu dùng ngày nay.
Vải kaki được làm từ sợi cotton nên giá thành sẽ tương đối cao. Tuy nhiên, hiện nay các nhà sản xuất đã kết hợp thêm một số chất liệu vải khác vào để hạ bớt giá thành sản phẩm và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.
5. Các loại vải kaki trên thị trường hiện nay và ứng dụng
Do nhu cầu sử dụng của người tiêu dụng trên thế giới ngày càng lớn, các nhà sản xuất đã tạo ra nhiều loại vải kaki khác nhau như: Kaki tổng hợp, kaki thun, vải kaki lụa,… sau đây Coolmate sẽ giới thiệu đến cho bạn 5 loại vải kaki tốt nhất trên thị trường thời trang hiện nay.
5.1. Vải kaki thun
Vải kaki là loại vải được thiết kế khá dày, nhưng vẫn tạo được cảm giác mát mẻ và dễ chịu cho người dùng bởi có nguyên liệu chính từ bông. Ngoài ra, vải còn được pha thêm sợi thun để giúp làm tăng thêm khả năng co giãn thích hợp để may quần áo lao động hay đồng phục công sở dành cho phái nữ.
5.2. Vải Kaki không thun
Khác với kaki thun, Kaki không thun là loại vải có độ cứng cao, không co giãn, ít bị nhăn. Vì vậy, loại vải này rất thích hợp để may trang phục cho phái nam, đặc biệt là quần tây.
5.3. Vải Kaki Polyester
Là loại vải có nguồn gốc từ sợi tổng hợp,không bị co giãn khi giặt và đặc biệt là có khả năng chống cháy tốt. Mặt khác, vải kaki polyester lại có độ hút ẩm thấp nên chủ yếu được sử dụng để may tạp dề,bạt lều, balo, mũ nón, áo khoác…
5.4. Vải Kaki Cotton
Kaki cotton là loại vải được dệt từ sợi bông tự nhiên nên ưu điểm của nó là thoáng mát, dễ chịu, có độ bám sát nhất định, tôn lên vóc dáng, vẻ đẹp của người phụ nữ. Vì vậy, loại vải này thường được dùng để may các loại quần áo, váy bó dành cho phụ nữ.
6. Cách nhận biết và phân biệt các chất liệu vải kaki
6.1. Vải Kaki thun và vải Kaki không thun
Để phân biệt giữa vải thun và không thun, bạn có thể dùng tay sờ vào để nhận biết hai loại vải này. Nếu như vải thun là vải mỏng, mềm hơn và có độ co dãn tốt hơn thì vải dày và cứng hơn là vải kaki không thun.
6.2. Vải Kaki Cotton và Kaki Polyester
Đối với hai loại vải kaki này, bạn có thể dùng lửa đốt cháy vải để phân biệt. Vải Kaki cotton sẽ cháy nhanh hơn, ngọn lửa vàng và vải sẽ hóa tàn, còn vải nào ít bén lửa, cói mùi thơm nhẹ và tàn vải bị vón cục chính là vải kaki polyester.
7. Ứng dụng của vải kaki trong đời sống
Nhờ vào ưu điểm vượt trội cho nên vải kaki được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nhất là lĩnh vực thời trang. Chất liệu này được dùng để may đồ công sở, quần tây, quần áo bảo hộ,… Các sản phẩm làm từ vải kaki có độ bền cao, ít bị nhăn sau khi sử dụng. Hơn nữa vải kaki còn giúp tôn dáng và tạo sự tự tin, lịch sự cho người mặc.
Ngoài ra, vải kaki còn được sử dụng để may chăn ga gối. Hầu hết các sản phẩm chăn ga, gối được làm từ vải kaki đều có độ thoáng khí tốt, bền, tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng và các sản phẩm ít nhăn và không bị phai màu hay xù lông khi giặt
8. Cách vệ sinh và bảo quản vải kaki
Để bảo quản vải kaki luôn bền đẹp, bạn có thể áp dụng các cách như sau:
- Chỉ nên giặt bằng tay, hạn chế giặt bằng máy giặt vì tốc độ quay của máy giặt sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền của sợi vải.
- Trước khi giặt bạn nên lột đồ sang mặt trái để tránh ảnh hưởng tới chất lượng của sợi vải.
- Trong quá trình giặt, chỉ nên sử dụng bột giặt, nước xả vải dịu nhẹ, ít bọt. Điều này không những giúp loại bỏ vết bẩn trên vải mà còn tránh được tình trạng phai màu loang lổ.
- Phơi vải ở những nơi có ánh sáng nhẹ, gió tự nhiên, tránh phơi ở những nơi có ánh mặt trời gay gắt sẽ làm vải có thể bị ngả sang màu khác hoặc là bị bạc màu.
- Hãy bảo quản vải ở những nơi thoáng mát, khô ráo để tránh bị ẩm mốc, mối mọt.
9. Giá thành của vải kaki
Giá thành của vải kaki phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tìm mua vải kaki với mức giá hiện nay giao động từ 30.000 – 200.000 đồng/mét. Giá thành vải sẽ có chênh lệch tùy thuộc vào loại vải kaki mà bạn lựa chọn, chẳng hạn như vải kaki thun, kaki polyester hoặc kaki cotton,… sẽ khác nhau. Thông thường, vải kaki cotton 100% sẽ có giá cao hơn vải kaki polyester vì chất lượng và cảm giác khi mặc tốt hơn.
Bảng thống kê giá thành một số loại vải kaki thông dụng:
Loại vải kaki |
Thành phần vải |
Màu sắc |
Giá thành (đồng/mét) |
Vải kaki thun |
Cotton + Spandex |
Đa dạng |
50.000 – 100.000 |
Vải kaki không co giãn |
Cotton |
Đa dạng |
30.000 – 80.000 |
Vải kaki polyester |
Cotton + Polyester |
Đa dạng |
50.000 – 120.000 |
Vải kaki cotton |
Cotton |
Đa dạng |
50.000 – 150.000 |
Vải kaki lụa |
Cotton + Lụa |
Đa dạng |
100.000 – 200.000 |
Nguồn tham khảo:
Bên cạnh đó, giá thành còn dao động dựa trên thành phần của vải, màu sắc, nguồn gốc xuất xứ, cách dệt vải cũng như nơi mua vải kaki là xưởng sản xuất hay nhà may công nghiệp. Có rất nhiều nguồn cung khác nhau chuyên cung cấp vải kaki số lượng lớn đến vừa. Bạn có thể tìm kiếm nguồn cung trực tiếp thông qua các công ty sản xuất và cung cấp vải kaki hoặc gián tiếp từ các đại lý phân phối vải, cửa hàng bán lẻ hay trang thương mại điện tử,…
Giá thành của vải kaki
10. Một số câu hỏi về vải kaki
Vải kaki có nhăn không?
Vải kaki là một loại vải được dệt từ cotton hoặc sợi cotton kết hợp với sợi tổng hợp nên rất ít nhăn. Tuy nhiên, vải kaki không phải là loại vải không bao giờ nhăn mà còn tùy thuộc vào thành phần và loại vải. Vải kaki thun là loại vải kaki có độ nhăn thấp nhất, gần như không nhăn sau khi giặt nhờ thành phần có chứa sợi spandex linh hoạt.
Vải kaki cotton và vải kaki lụa dù là 2 loại vải kaki có độ mềm mịn cao, sang trọng và thanh lịch, tuy vậy đây là 2 dạng vải có độ nhăn rất cao và rất dễ bị nhăn sau khi bị vò lại. Bên cạnh đó, vải kaki polyester là loại vải có độ nhăn trung bình, sở hữu khả năng khô nhanh chóng và được ứng dụng rộng rãi.
Vải kaki có nhăn không?
Vải kaki có co giãn không?
Vải kaki có co giãn không là một câu hỏi khá phổ biến của nhiều bạn khi chọn mua quần áo làm từ chất liệu này. Thực tế, vải kaki có co giãn hay không phụ thuộc vào loại vải kaki mà bạn chọn. Nếu bạn muốn một loại vải kaki có độ co giãn tốt, bạn nên chọn kaki thun. Ngược lại, nếu bạn quan tâm một loại vải kaki cứng và không co giãn, bạn nên chọn kaki không thun.
Mỗi loại vải kaki tất nhiên đều có ưu và nhược riêng. Vải kaki thun là loại vải có pha thêm sợi spandex để tăng thêm độ co giãn, đem lại cảm giác thoải mái cho người mặc, ứng dụng trong các sản phẩm ôm dáng và slim-fit, tuy vậy độ bền không cao. Trong khi đó, vải kaki không thun là loại vải ít nhăn, độ cứng cao, không có độ co giãn, do vậy loại vải này thường để may quần tây, quần âu,… mang đến sự thanh lịch và tinh tế hơn.
Vải kaki có co giãn không?
Vải kaki có mát không?
Vải kaki không phải là một loại vải duy nhất mà là một nhóm vải có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào cách dệt và thành phần sợi. Nếu bạn muốn một loại vải kaki có tính mát mẻ, bạn nên chọn loại kaki cotton hoặc các loại vải kaki có thành phần chủ yếu là cotton tự nhiên. Ngoài ra, nếu bạn muốn một loại vải kaki bền và đẹp, bạn hãy chọn loại kaki polyester.
Sở dĩ vải kaki cotton có tính mát tốt hơn là nhờ vào thành phần có đến gần như 100% sợi cotton với đặc tính thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt, mềm mại và an toàn cho da. Vải kaki cotton có thể coi là loại vải kaki mát nhất trong các loại vải kaki. Ngược lại, vải kaki polyester là loại có tính mát thấp nhất, không thấm hút mồ hôi tốt và dễ gây kích ứng nhưng lại có đặc tính bền, ít nhăn, ít co rút và có nhiều màu sắc đa dạng hơn.
Vải kaki có mát không?
Vải kaki có xù lông không?
Một trong những yếu tố quan trọng để phân biệt các loại vải kaki chính là độ xù lông của chúng. Nếu bạn muốn một loại vải kaki ít xù lông, bạn nên chọn vải kaki cotton hoặc các loại vải kaki có thành phần chủ yếu là cotton. Đây là loại vải kaki có độ xù lông thấp nhất. Ngược lại, vải kaki polyester hoặc có thành phần chủ yếu là polyester sẽ có độ xù lông cao nhất sau thời gian sử dụng.
Vải kaki cotton ít bị xù lông hơn so với các loại vải kaki khác nhờ vào thành phần vải được làm từ các sợi cotton với mật độ rất cao, tuy vậy bên cũng nên lưu ý bảo quản và giặt ủi cẩn thận để tránh làm hỏng sợi vải. Vải kaki polyester có nhược điểm là độ xù lông khá cao đặc biệt là ở những vị trí thường xuyên bị ma sát như đũng quần hay đầu gối, tuy nhiên đây là loại vải có đặc tính bền và ít nhăn hơn và dễ bảo quản.
Vải kaki có xù lông không?
Vải kaki có dễ phai màu không?
Tương tự như các loại vải thông thường khác, vải kaki hoàn toàn có thể bị phai màu theo thời gian sử dụng. Đặc biệt, vải kaki cũng được cho rằng có độ phai màu nhanh nhất so với những loại vải còn lại. Tuy vậy, tùy theo màu sắc cũng như loại vải mà bạn lựa chọn, tốc độ phai màu sẽ thay đổi khác nhau.
Với vải kaki có những gam màu tối như tím, đen, xanh đậm,… bạn nên ngâm quần kaki trong nước muối vài tiếng, sau đó giặt lại bằng nước sạch để không bị phai màu. Các loại vải kaki có những gam màu nhạt như kem, trắng, vàng cát,… bạn nên giặt qua nước lạnh để tăng độ bền của màu và vải. Bạn cũng nên tránh phơi vải kaki dưới ánh nắng trực tiếp hoặc sử dụng máy sấy quá nóng nhằm tránh làm hỏng chất liệu vải.
Vải kaki có dễ phai màu không?
Vải kaki có phải loại chất liệu có độ bền cao?
Từ các câu hỏi kể trên, có thể đúc kết lại rằng dù tồn tại một số nhược điểm nhưng kết hợp với các ưu điểm có được cho thấy vải kaki là loại chất liệu có độ bền cao. Vải kaki có kết cấu khá dày, được dệt theo kiểu dệt chéo, mật độ sợi rất dày và liên kết chặt chẽ với nhau. Điều này giúp vải kaki chịu được sự ma sát, kéo căng và mài mòn tốt hơn so với các loại vải khác.
Ngoài ra, vải kaki cũng có thành phần chủ yếu là sợi cotton không dễ bị biến dạng hay hư hỏng sau khi giặt, khả năng co giãn tốt, ít bị nhăn hoặc xù lông, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt, mềm mại và an toàn cho da. Vải kaki cũng có khả năng che chắn cơ thể, chống nắng và tia UV khá tốt. Nếu như biết cách bảo quản, vải có thể được sử dụng đến tận vài năm mà không có dấu hiệu hư hỏng.
Tuy vậy, bạn cũng cần lưu ý một số nhược điểm của từng loại vải kaki nhằm lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Chẳng hạn vải kaki cotton và vải kaki lụa rất được ưa chuộng nhờ form dáng đẹp nhưng rất dễ bị nhăn, độ bền cũng thấp hơn, phù hợp may các trang phục vest, đồ âu. Trong khi vải kaki polyester có độ bền cao hơn nhưng không mềm mịn, tính mát thấp, thường sử dụng để may quần áo bảo hộ lao động.
Vải kaki có phải loại chất liệu có độ bền cao?
Đâu là một số ứng dụng của vải kaki trong thời trang?
Vì những ưu điểm cùng độ phổ biến của nguồn cung và giá thành hợp lý nên vải kaki rất được ưa chuộng. Vải kaki là một loại vải có nhiều ứng dụng trong ngành thời trang do đặc tính có độ bền cao, đa dạng màu sắc và phù hợp với nhiều phong cách.
Vải kaki được sử dụng để may nhiều loại quần áo như quần tây, quần bò, quần kaki form ôm, quần shorts, áo sơ mi, áo khoác, áo bomber, quần culottes,… Vải kaki có thể được sử dụng nhằm tạo ra những trang phục lịch lãm, thời thượng hoặc năng động, trẻ trung, đa dạng phong cách tùy theo cách phối đồ và màu sắc của người mặc.
Ngoài ra, vải kaki cũng được chọn sử dụng để làm các phụ kiện như túi xách, giày dép, mũ, khăn quàng,… Các phụ kiện kaki có thể làm điểm nhấn cho bộ trang phục hoặc tạo sự hài hòa với tông màu chung. Nhờ vào đặc tính bền cao và đa dạng mẫu mã, các phụ kiện làm từ vải kaki ngày càng phổ biến.
Ứng dụng của vải kaki trong thời trang
Bài viết đã giới thiệu đến bạn thông tin về vải kaki là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của vải kaki trong đời sống. Hy vọng bạn đã nắm được các nội dung bổ ích từ bài viết. Hãy theo dõi CoolBlog để cập nhật thường xuyên những chia sẻ cũng như các thông tin bổ ích về thời trang hằng tuần nhé.
Coolmate – Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới